GHI LẠI LỜI BÀI GIẢNG CỦA NGÀI HÒA THƯỢNG ÂN SƯ THÍCH THIỆN TÂM - NGÀY 14.01.2024- TẠI CHÙA PHỔ MINH
Tu là gì?
- Tịnh hóa tam nghiệp: Làm cho thân- khẩu-ý trở nên thanh tịnh.
Tu ở đâu?
- Không phải đi tu.
Mà tu là tu mọi lúc, mọi nơi.
Tu như thế nào?
Tu mà không khéo tu là vụng tu
Dân gian nói TU chẳng hiểu TU gì!
Biến ông Phật trở thành Thần - thành Thần:
Nên suốt ngày tâm vọng động-cuồng- mê tín.
Biến Đức Phật thành ban phước - cầu xin.
Nào thấy được Khổ và ly khổ
(VD: Tu tâm, dưỡng tánh, tu gia, tu chợ, tu chùa)
Như biến việc thờ ông bà: Mù quáng- không chánh kiến: Cúng bái, cầu xin=> thành không hiếu đạo. Không giá trị hiện sinh.
=> Đức Phật xuất hiện trong cuộc đời này để giúp chúng sinh thoát ly đau khổ.
Đức Phật là ai?
- Phật Toàn Giác!
Đại nguyện của Phật Toàn Giác khác với các vị Phật Thinh Văn.
Chư Phật Toàn Giác chỉ cho chúng sinh thoát khổ. Con đường giải thoát. Khó mà gặp Phật Toàn giác. Vô cùng hi hữu mới xuất hiện vị Phật Toàn giác.
Quả địa cầu xuất hiện 5 vị Phật Toàn giác.
3 Trong quá khứ: 1- Cù Lưu Tôm, 2- A Na Hàm, 3- Ca Diếp.
Đức Phật Toàn Giác hiện tại: Thích Ca Mâu Ni - Gotama!
Bởi giáo pháp của Phật Thính Ca vẫn tồn tại và phát triển.
Ngài là vị Cha chung và Thầy chung = Sư Phụ của Thiên nhân sư.
( không có ông sư nào là Sư Phụ cả)
- Vậy nên, ông hòa thượng và ông quét rác sân chùa chỉ là huynh đệ.
- Nếu chúng Phật tử thờ Phật thì chỉ thờ mỗi Phật Thích Ca.
( Chúng ta vốn thể một nhà:
Cùng là huynh đệ- cùng là bà con)
- Không phân biệt tông phái: chỉ biết mình đang khổ để trị bệnh khổ.
- Phật là vị tối thượng Y vương: Pháp là Y dược
bệnh trong ta,
nguyên nhân của khổ ở trong ta,
thuốc cũng ở trong ta.
- Pháp ý:
Thức tỉnh:
Cái gọi là ta cũng không phải là ta.
Theo Phật để thấy Pháp.
Có Tu mới thấy Pháp.
Pháp trong căn nhà thân ngũ Uẩn.
Chú thích -luận giải
Học pháp nếu không biết thì không khác gì bắt rắn ( nguy hại)
Không có ông Tam Tạng kinh điển
Pháp bên trong thân ngũ Uẩn => nên Tu Phật không phải là tụng, cúng thờ, thuộc kinh.
Người nào thấy Pháp là thấy lý duyên khởi. Thấy sự vật hiện tượng theo lý duyên khởi.
Cuộc đời chấp có ( thường kiến). Chấp không ( đoạn kiến)=> Còn chấp thì không khổ.
Chưa đạt thiền quán thì còn chấp có- chấp không.
Chấp thì không Hòa.
Bốn chữ quan trọng: Hòa - Đế- Tu - Duyên.
Ghi chép bởi : Phật tử Bửu Tâm
( Lê Tấn Toàn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét