Lê Tấn Toàn Tel/Zalo: 0914667507 Facebook: https://www.facebook.com/tantoan

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2023

NHỮNG ĐOẠN TRÍCH DẪN TRONG CUỐN " MUÔN KIẾP NHÂN SINH" - TẬP 3

        Sau mấy ngày đọc cuốn " MUÔN KIẾP NHÂN SINH "- tập 3, tôi chắc lọc một số đoạn văn hay. Tôi ghi lại để tổng hợp và dễ nhớ!

            Ngày 19-22/10.2023
  •  Khoa học thực nghiệm hoàn toàn dựa vào các giác quan của thân xác ( mắt , tai, mũi , lưỡi, thân) nên đối tượng chỉ là các hiện tượng ngoại giới mà cảm quan này tiếp nhận được. Ít ai biết rằng con người cũng có những giác quan riêng có thể cảm nhận những giác quan mà thân xác không cảm thấy được. ( trang 20).
  • Có phải thì cũng có trái, có âm thì cũng có dương, có hiện thì cũng có ẩn. Cũng chính vì vậy, chúng ta sống trong thế giới mà sự phân biệt, so sánh luôn luôn xảy ra trong mọi suy nghĩ. Sự phát triển thiếu quân bình này dẫn đến bế tắc- Vì không giải thích được những gì nằm ngoài phạm vi cảm nhận của cảm giác thân xác nên dẫn đến phán xét, quy chụp và vô tình giới hạn của con người. ( trang 23).
  • Trong quá trình tu tập người thực hành phương pháp tĩnh tâm cần phải biết vượt qua những tấm màn vô minh mới suy luận được các giác quan tinh thần. Khi tập trung tâm thức quán chiếu vào bên trong. Con người thực hành sẽ gặp những chướng ngại rất lớn bởi sự khơi dậy các hạt giống nằm sâu trong tàng thức, trong thiền tập - đây gọi là "ma cảnh".
  • Trực giác không phải là khả năng mà chỉ là giác quan tinh thần phát sinh một cách ngẫu nhiên mà thôi.
  • Người hiểu biết quy luật vũ trụ thì phải biết chấp nhận mọi sự tốt cũng như xấu, giàu cũng như nghèo, may cũng như rủi, nếu cần thì phải sẵn sàng chuyển nghiệp làm điều lành tránh dữ. thế nào rồi cũng có thể thay đổi
  • Thay vì đưa ra những giải pháp để tạo ra những thay đổi lớn lao thì giải pháp hữu hiệu nhất chính là thay đổi tâm thức của mình để sống hợp với các chân lý hay định luật của vũ trụ.
  • Trong thời đại ngày nay chúng ta cần biết rằng mọi phát minh phải được xây dựng từ đạo đức và trách nhiệm -tức căn bản của trí tuệ chứ không phải từ trí thông minh. Không có đạo đức,trí thông minh chỉ tạo ra những điều có hại cho xã hội. Người thông minh thường tự hào rằng họ đã hiểu biết hết mọi sự nhưng liệu họ có biết hậu quả của việc họ đã và đang làm không?
  • Khi tư tưởng tập trung (định) thì sẽ phát triển thành tuệ. Nói cách khác, khi trí thông minh được tin luyện thì sẽ chuyển thành trí tuệ. Đây là thiết yếu của nhân loại ngày nay.
  • "Muốn tìm hiểu vũ trụ thì hãy quay vào bên trong tìm hiểu chính mình". Bên trong con người chính là một tiểu vũ trụ hoàn hảo, trong đó có thứ ánh sáng tinh khiết, tự nhiên từ năng lượng uyên nguyên.  Vậy: mấu chốt của cuộc cách mạng chuyển hóa tâm thức là để ánh sáng tâm linh trong mỗi người có cơ hội phát lộ để dẫn đường cho chính mình, cho nhân loại và khoa học tương lai phát triển định thức đúng hướng.
  • Những thói quen, hay tập khí mà ta cứ lập đi, lặp lại nhiều lần sẽ tạo ra mãnh lực gọi là " NGHIỆP " . Sau khi chết nó sẽ dẫn ta đến cảnh giới tương ứng. "Tất cả tai ương hoạn nạn hay điều tốt lành đều do chính mình tạo ra nên đừng trách cứ ai. Làm lành thì sẽ có kết quả tốt. Làm ác thì sẽ có kết quả xấu cho nên mọi ý nghĩ, lời nói, hành động đều phải cẩn thận đừng làm việc gì sai quấy vì luật nhân quả chỉnh bỏ qua".
  • Tôi nghĩ đến lời dạy của Socrates về việc phải học để hỏi để tìm ra ý nghĩa chân thật của cuộc đời và tôi đi đến kết luận rằng chỉ khi làm người, chúng ta mới có dịp học hỏi qua trãi nghiệm để phát triển sự hiểu biết, bất kể trải qua trải nghiệm tốt hay tồi tệ. Đời sống loài người là môi trường duy nhất để học hỏi và đó chính là mục đích chân thật của kiếp người. Ở thế giới khác chúng ta không thể học được gì. Làm thần thì sung sướng nhưng vô cảm. Làm súc vật thì ngu si đâu thể học. Tôi cho rằng những kiếp sống hoàn toàn vô nghĩa. Chỉ làm người chúng ta mới định đoạt số phận, phát triển kiến thức, để đạt đến sự hiểu biết thật sự về mục đích của kiếp người.
  • Khi chưa có lòng tin tuyệt đối, lúc tin, lúc ngờ thì dễ bị lây chuyển. Gặp việc không vừa ý thì dễ mất lòng tin, nhận thức không rõ ràng, dễ thay đổi ý kiến. Việc học hỏi nào cũng có lúc gặp khó khăn, thử thách, khi có lòng tin vững chắc thì mới có thể vượt qua được những trở ngại, chông gai. Lòng tin là căn bản của mọi sự. ( Trang 78)
  • Rất ít người tự cảm thấy sai lầm của mình vì bản ngã đã làm cho họ mù quáng không nhìn xa được. Bản ngã tạo ra sự cạnh tranh được thua, hơn kém và sẵn sàng chống lại những kẻ dám đụng chạm đến chủ trương hay quan niệm của họ. Sự cố chấp của bản ngã đã đóng chặt cánh cửa tâm linh có thể giúp con người đạt được tự do tuyệt đối. Bây giờ, tôi đã hiểu rõ bản ngã là nguyên nhân của mọi khổ đau, hầu hết các vấn đề khó khăn của con người.
  •  Phải chăng đầu óc lúc nào cũng quay cuồng với hàng trăm ý nghĩ tham lam, s6n hận, so sánh, yêu ghét mà sinh lực chúng ta bị hao mòn? Các cơ quan thể xác phải liên tục hoạt động để xử lý các cảm nhận bên ngoài như thấy , nghe, ngửi, nếm hay xúc chạm, việc đó làm tiêu hao sinh lực. Chúng ta không biết duy trì sức mạnh nội tại bằng việc tiết kiệm sinh lực nên thân thể mới có vấn đề. Vì sao chúng ta bị bệnh?Vì đa số không biết đến việc này, suốt ngày chỉ lo ăn uống sao cho nhiều, đầu óc chỉ tính toán sao cho hơn người. Nào là tranh giành, chiếm đoạt , vơ vét , tích lũy, tất cả những thứ đó làm tổn hao sinh lực, thân thể làm sao không ngã bệnh. Nếu biết tiết chế và giới hạn hoạt động của thể xác, tiết kiệm sinh lực thì chẳng phải ăn hay ngũ nhiều.
  • Tôi nghiệm ra rằng khi kiểm soát được tâm thân thì cũng sẽ không có bệnh. Phần đến bệnh tật và phát sinh từ tâm. Khi tâm mãi theo đuổi những việc như tham lam, sân hận, tranh giành, yêu ghét thì rồi dẫn đến lo lắng, sợ hãi thì tâm bệnh sinh ra trên thân xác. Khi tâm yên tĩnh, không vọng động, khi hơi thở đều đặn, sâu lắng sẽ sinh ra luồng sức mạnh vô hình chạy khắp châu thân, điều hoàn mọi cơ quan, diệt trừ bệnh tật!
  • Tất cả tai ương hoạn nạn, hay điều tốt lành đều do chính mình tạo ra nên đừng trách cứ ai. Làm lành thì kết quả tốt, làm ác thì kết quả xấu. Cho nên mọi suy nghĩ, lời nói, hành động đều phải cẩn thận đừng làm việc gì sai quấy vì luật nhân quả chẳng bỏ qua.
  • Con hãy yêu thương mọi người nhiều như chính mình!
  • Một số người tu hành không còn giữ đúng giới luật hay đặt trong tâm tu hành là giải thoát luân hồi sinh tử, mà họ chỉ lo gọi mọi người tu phước, cúng dường và xây chùa lớn, tạc tượng lớn và những hình thức bên ngoài. Họ gắn cho mình những chức tước, đại vị cao , đề cao bản ngã, dù công phu tu hành chẳng được bao nhiêu. Đã thế , nhiều người còn đề cao phương thức tu hành của họ. tuyên bố tông phái này hơn tông phái khác. Kéo người khác đi vào con đường phâ biệt, tranh chấp.
  • Chúng ta chỉ biết sử dụng các giác quan của thân xác mà không ý thức được rằng chúng rất giới hạn. Bộ óc của chúng ta chỉ là một khối thịt. Nếu không có linh hồn phía sau điều khiển thì nó không thể làm gì được. Ngay cả sự suy nghĩ, tư duy của chúng ta cũng không hoàn hảo vì ta chỉ dựa vào những kiến thức đã được trao truyền dạy từ trước đó. Nếu các kiến thức này thiếu sót thì sự hiểu biết của ta bất toàn.
  • Mọi sự việc xảy ra trên đời thế gian này đều là nhân quả không có việc gì xảy ra mà không có nguyên nhân. Tất cả đều là những bài học để nhân loại học mà thôi có bạn học cho từng cá nhân và có những bài học cho từng Quốc gia. Nếu không học được lúc này thì sẽ phải học vào lúc khác. Mọi tai ương hiện tại hiện nay đều do nghiệp lực chiêu cảm mà đến. Nếu đã hiểu được như thế thì phải biết tìm cách giải như việc thiện lành để hóa giải nghiệp và thay đổi vận mệnh của chúng mình cũng như kêu gọi mọi người chung nên làm những việc tốt giúp chuyển hóa cộng nghiệp cho xã hội lúc đó khi bệnh đến thì thuốc cũng bó tay. Việc dữ sẽ biến thành việc lành.
  • Đời sống hiện nay ra sao đều do những thói quen, tập khí từ trước dẫn dắt. Những hạ giống tham lam, ích kỷ thường nảy mầm tại nơi có nhiều tranh chấp. Hạt giống nghệ thuật thì tìm nơi có hoàn cảnh thích hợp để phát triển... Do đó, chính ý nghĩ, lời nói hay hành động của chúng ta trong kiếp sống này sẽ dẫn dắt chúng ta đi về đâu trong kiếp sau, chứ chẳng phải do thần linh nào quyết định. Chúng mình hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc đời mình. (100%) . (Trang 143)
  • Muốn đi xa trên đường đời việc đầu tiên là phải buông bỏ những thứ thuộc về xe cũ dính mắc và những chuyện cũ như một đá vào chân, như vậy làm sao có thể cất bước mà đi?
  • Muốn trở về với con người thật (chân ngã) thì phải biết buông bỏ những giá trị phù phiếm, danh vọng hão huyền để phát triển khả năng hiểu biết thâm sâu.
  • Nhiều người vẫn lầm tưởng Ân Phước lại nguồn năng lượng bên ngoài, nhưng thật ra nó nằm bên trong chúng ta. Phật giáo tin rằng mỗi chúng ta đều sinh ra của Phật tánh, Thiên Chúa Giáo tin rằng thượng đế ngự trong lòng ta. Đó không phải là một ý niệm suông mà là một chân lý được xác định rõ ràng về những người có lòng tin chân thành. Tuy ân phước tác động rất nhẹ nhàng, chậm rãi, nhưng ảnh hưởng vô cùng sâu sắc, nhiệm màu, và nó chỉ đến khi cần thiết chứ không phải cầu mà được. Ân phước xuất hiện như một ánh sáng huyền bí, lóe lên rồi tan biến. Hay như một bài học nhắc nhở. Nhận được ân phước là giây phút thiêng liêng có thể thay đổi cuộc đời con người. Khi đó , tâm thức sẽ được nâng lên một bình diện cao hơn, để họ thấy được chân tướng của sự việc.
  • Ân Phước là một năng lượng xuất phát từ bên trong trên bình diện tâm thức có thể đem lại cho con người tu hành một sức mạnh bất ngờ nói như một bàn tay vô hình dẫn đến người tu hành đi con đường tối tăm, hiểm trở .Nó là tiếng nói sâu thẳm từ nội tâm trong mênh mông của đất trời. Nó là tia sáng rực rỡ trong hy vọng. Ân Phước là một năng lượng huyền bí xuất phát từ nguồn năng lượng thiêng liêng, sáng suốt bên trong và nếu tin tưởng vào nguồn năng lượng này thì việc gì cũng có thể hoàn tất được.  (trang 207)
  • Thiền là khoa học về tâm thức, đòi hỏi sự cam kết cho thực hành một cách nghiêm túc và đúng đắn, kiên định. Không phải là giải trí, để khoe khoang, để theo trào lưu và để có được nó được trở thành một phần của cuộc sống với mục đích rõ rệt. Có một số nguyên tắc cơ bản có cần hiểu để cam kết cho việc thực hành khi thực hành với sự hiểu biết này, sẽ thấy thiền định rất đơn giản, còn nếu không, sẽ khám phá cảm thấy rất lạc lõng Trước sau gì cũng bỏ cuộc. Thiền phá chấp nhị nguyên và trở về với tự tánh, nếu có nhị nguyên thì không thể có thiền. Thiền định là một hành động tự nhiên của bản tính, ai cũng có thể đạt được tính trạng thái định.
  • Thiền định là phương pháp luyện tập làm nhằm làm chủ tâm thức chứ không phải để được quyền năng nào đó. Điều quan trọng khi tập thiền là không bao giờ từ bỏ cuộc vì chán nản. Khi thấy việc tu tập trường như không hiệu lực, không tiến triển, nhiều người than rằng nó khó quá khó và có ý bỏ cuộc. Nhưng thật ra thiền định là hành động tự nhiên của bản tính, ai cũng có thể đạt được trạng thái thiền định ( samathi). Vấn đề là khi đó có rất ai đó thiếu kiên nhẫn, luôn mong ước đạt được điều gì đó và nhanh chóng thì họ sẽ mất đánh mất đi sự an tĩnh cần thiết. Tập thiền cũng là thay đổi thói quen để cuộc sống để cho đầu óc náo động được kiểm soát. ( Trang 223)
  • Hầu hết môi người đều dựa vào lý trí để đưa ra tiêu chuẩn đúng sai, phải trái.Mà ta gọi là trí thông minh. Đối với người có định, điều này không hoàn hảo, chỉ dựa vào các dữ liệu được thu thập từ giác quan là chưa đủ chính xác. Lý trí thông thường này không bao gồm một sự nhận xét toàn diện để thấu rõ các dữ liệu hay sự liên hệ các sự kiện với nhau để cho một cái nhìn tổng thể. Người có định thì không sử dụng trí thông minh mà sử dụng một thứ trí tuệ khác gọi là Trí Tuệ Bát Nhã. Do đó, quyết định của họ không còn phán đoán, phân biệt nữa.
  • Nhiều người duy trì thói quen tập thể dục thể thao hàng tuần, đó đúng là một thói quen lành mạnh nhưng cũng chỉ gia tăng sức khỏe bên ngoài, phần lớn bệnh tật xuất phát từ bên trong hay tâm thức. Nếu bận rộn lo lắng đủ điều kiện rồi dẫn đến mất ăn, mất ngủ, sinh bệnh và như thế thì việc tập thể thao không giúp cho bao nhiêu.
  • Thực hành thiền đúng phải gồm hai phần: phần lý thuyết là những gì ta học được qua sách vở hay kinh điển. Thực hành làm việc tu luyện rèn luyện tâm trí, cơ thể và cảm xúc. Lý thuyết và thực hành có thể ví như một đôi cánh của con chim có đủ cả hai cánh thì con chim mới có thép tung cánh bay lượn trên bầu trời rộng lớn được.
  • Khi cắt vọng tưởng đều ngưng thì ta có định và từ đó sẽ phát triển được khả năng có thể nhìn thấy sự vật thật sâu, thật dễ dàng. Khi đó, các bạn có nhìn thấy nhìn thấy một cách sâu sắc và quyết định một cách bình tĩnh nhanh chóng.
  • Thiền định là trở về với tìm lại cái trí tuệ sáng suốt hành có và trí tuệ ấy bên trong ta chứ không phải ở chỗ khác.
  • Tâm thức tựa như một cái hồ nước mọi lo lắng suy nghĩ được ví như những luồng gió thổi vào mặt hồ tạo nên những cơn sóng và mặt hồ bị xáo trộn. Khi tâm thức ta được tập trung, thì cũng như mặt hồ không có gió nên hoàn toàn tĩnh lặng, mọi thứ đều lắng xuống bề mặt của hồ yên tĩnh, mọi thứ đều được phản chiếu trong đó một cách hoàn hảo, từ những vì sao, đến mặt trời và mặt trăng đều chiếu nhìn rõ. Khi các vọng tưởng đều ngưng thì có định và từ đó sẽ phát triển được khả năng nhìn rõ, thật sâu, thật dễ dàng.
  • Sự cầu nguyện là ngọn lửa tinh luyện mỗi phân tử trong con người, giúp thanh lọc và chuẩn bị cho sự sáng suốt, an tĩnh, tinh khiết, như một bông hoa nở dần dưới ánh sáng mặt trời.
  • Phải biết phân biệt giữa những cái gì mình cần và những cái gì mình muốn, nếu đã có đủ mọi thứ cần thiết rồi thì phải biết hài lòng bất cứ điều gì. Cần nhiều hơn cái mình cần chỉ là phần thưởng mà thôi. Có cũng được không có cũng được vì không phải ai cũng có. Đừng so sánh ghen tị với nhau. Quý tộc giàu có họ có có nhiều thứ để mất nên lúc nào cũng lo lắng sợ hãi. Chúng ta chẳng có gì để mất nên không có gì phải lo lắng. Đời sống là một sự lựa chọn nhưng nếu có quá nhiều sự lựa chọn sẽ sinh ra ham muốn mọi thứ, được thứ này lại muốn thứ khác không bao giờ là đủ, từ sự ham muốn sẽ sinh ra tham lam và nhiều tật xấu thù hằn ghen, và dẫn đến đời sống bị phá hoại. Biết buông bỏ bớt thì cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn, biết đủ đủ thì đời sống không còn gì phiền phức rắc rối nữa.
  • Không một cái gì trên đời có thay thế được người mẹ vì người mẹ đã biểu tượng của tình thương. Như mẹ là hiện thân của thượng đế vì Ngài không thể chăm sóc tất cả các con của người nên ngài mới sinh ra người mẹ để làm chuyện đó.
  • Khi còn sống thì chim chóc em sẽ ăn bọ nhưng khi chết thì sâu bọ lại anh chim chóc. thời gian và cảnh luôn thay đổi, lúc thế này lúc cái khác, đó là sự tuần hoàn của đời sống không gì có thể là mãi mãi nên đừng bao giờ tự hào về những về mình mà làm tổn thương người khác, cái gì có lên rồi sẽ có xuống có lúc vinh quang thì cũng sẽ lúc nhục nhã. do đó bất cứ làm việc gì cũng phải khiêm tốn và nghĩ đến hậu quả trước khi hành động (trang 268)
  • Tình yêu thương giống như nguồn nước tuôn chảy khắp nơi. Tình thương của thượng đế giống như biển cả mênh mông vô tận trong khi tình thương của con người giống như dòng suối nhỏ chảy len lõi trên mặt đất mà thôi. Khi con người biết yêu thương và quay về với Thượng đế và khi thương yêu chân thành, không đòi hỏi lại dòng suối nhỏ bắt đầu hòa vào biển cả.
  • Bổn phận của cha mẹ là dạy dỗ con cái biết hiếu thảo trở thành công dân lương thiện, yêu thương gia đình, hướng về Tổ quốc bảo vệ tổ quốc xây dựng và làm cho những điều có ích cho đất nước (trang 388).
  • Nhân loại bị dừng coi giữa hai trào lưu tư tưởng một bên là Thuyết duy vật tàn bạo và óc cuồng tín mù quán của tôn giáo một bên là kiến thức về Minh Triết thiêng liêng và khoa học vũ trụ của các định luật thâm diệu nhưng chưa được khám phá hay công nhận.
  • Người ta không thể nói nghiên cứu chiêm tinh mà không thể nói đến Quy Luật vũ trụ như luật nhân quả được. Thật ra, tinh tú chỉ phản chiếu lại những luồng sóng sinh hoạt xảy ra trên trái đất mà thôi. Tâm thức nhân loại cũng như hành động của họ đều phát ra những luồng sóng sinh hoạt lên không gian. Do đó, việc xảy ra trong tương lai phụ thuộc vào nghiệp và của nhân loại.
  • Nền khoa học của thời kỳ Bảo Bình. Khi đó sẽ mang đến một nền khoa học hướng đến nội để tự biết mình chứ không quay nư hiện nay. Lúc đó, nhân loại biết yêu thương chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau, biết làm những lợi ích cho mọi người . Có trải qua tang thương biến đổi thì khi được sống con người mới biết yêu thương trân trọng nhau như những người anh em thân thiết. Chỉ lúc đó con người mới cảm thấy hổ thẹn vì những việc làm xưa. Biết thay đổi tư duy, biết bỏ ác làm lành, biết xây dựng những quan niệm luân lý đạo đức vốn có sẵn. Chỉ khi đó họ mới có thể sống một cách hữu dụng, Thiện lành, nhân ái. Lúc đó, họ sẽ không còn sự phân biệt hay kỳ thị. Vì tâm thức của họ đã mở rộng và hướng thiện. Những rung động tư tưởng của con người trong kỷ nguyên mới sẽ thanh nhẹ hơn nhiều lần rung động tâm thức của nhân loại hiện nay. Đây là giai đoạn "Thành" của chu kì mới. Mọi người sẽ biết đến nhân nghĩa, đạo đức, không còn tư tưởng ích kỷ, tư lợi nữa. Từ đó những người này sẽ khởi công xây dựng thời đại mới, một xã hội mới với những con người mới vì họ đã hoàn tin tưởng bộ các chân lý hằng có trong vũ trụ.  Cũng trong Kỷ Nguyên này thì có một số linh hồn đạt đến bậc thầy về tự do tuyệt đối thoát khỏi luân hồi và thăng lên trải nghiệm ở những chiều khách cao hơn của vũ trụ. Trong số họ, sẽ có những người chọn quay lại tái sinh trên trái đất để tiếp tục giúp đỡ những con người đang gọi hành tinh càng hướng đến tự do tuyệt đối.
  • Trái đất là môi trường hoạt động của con người Nếu muốn biết sự kiện xảy ra cho nhân loại thì con người cần hiểu rõ tương lai tác của trái đất với các lực của vũ trụ Càng hiểu biết thì càng thấy rõ những luật vũ trụ này chi phối thế gian như thế nào Một khi đã hiểu rõ thì con người sẽ hành động thuận theo các luật này không còn bừa bãi vô ý thức như trước nữa đó mới chính là những điều sẽ xảy ra trong xảy ra trong kỷ nguyên mới.
  • Thượng đế là tình thương!
  • Mọi thứ trong cuộc sống đều là rung động. Alberr Enstein (1879-1955)
  • Nếu muốn hiểu những bí mật của vũ trụ hãy suy nghĩ về năng lượng tần số và sự năng động. Nicola Tesla ( 1856-1943)
  • Lòng tốt kiên định có thể làm được nhiều điều. Tựa như mặt trời làm tan băng. lòng tốt có thể khiến sự hiểu lầm, lòng sự thù địch tan biến.Albert Shewetzer 
  • Một trái tim yêu thương là khởi đầu cho mọi hiểu biết.Thomas Carlye ( 1795-1881)
  • Kẻ tìm kiếm bên ngoài mơ tưởng, người tìm kiếm bên trong tỉnh thức Carl Jung ( 1875-1961)
  • Kẻ bịt tai trước tiếng kêu của người cô thế, đến lúc đó kẻ đó kêu cứu sẽ chẳng có ai đáp lời.Kinh cựu ước
  • Hãy lan tỏa yêu thương bất cứ nơi nào nào bạn tới... Đừng để ai đến với bạn mà không tốt đẹp và hạnh phúc hơn khi rời đi. Hãy là hiện thân sống động của lòng nhân ái của Chúa. hãy thể hiện nhân ái trên gương mặt, trong đôi mắt. trong nụ cười và trong những lời ấm áp -Mẹ Teresa ( 1910-1997)
  • Tương lai phụ thuộc vào những gì chúng ta đang làm trong hiện tại.Gandhi ( 1869-1948)
  • Từ bi không phải là một phản ứng cảm xúc mà là một sự cam kết chắc chắn, được xây dựng trên lý trí. Do vậy, thái độ từ bi thật sự đối với người khác sẽ không bao giờ thay đổi gì ngay cả khi họ cư xử tiêu cực.Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 ( 1935)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Danh sách Blog của Tôi

ĐỘI BÓNG CHUYỀN S3-02

 Đôi bóng chúng ta chơi thật hăng say Từ sáng tinh mơ vẫn vui mỗi ngày Mỗi đêm lại chơi - chơi hoài không nghỉ Già trẻ gái trai ta thật là t...

Người theo dõi

FOLLOWER